NTM Solutions

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2018

Khóa học CodeIgniter-Bài 10-Tạo các lớp lõi hệ thống


#hoccodeigniter


Mỗi lần CodeIgniter chạy, có nhiều lớp nền bên dưới tự động khởi tạo như là 01 phần của phần lõi framework. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể hoán đổi bất kỳ các lớp lõi hệ thống bằng phiên bản riêng của người dùng hoặc thậm chí có thể làm một phiên bản “độ” của các lớp lõi.

Hầu hết người dùng sẽ không bao giờ có nhu cầu “độ” lại , nhưng tùy chọn thay thế hoặc mở rộng chúng vẫn tồn tại cho những ai muốn tạo dấu ấn quan trọng lên phần lõi CodeIgniter.

Ghi chú:

Dính vào 01 lớp lõi hệ thống có nhiều thứ liên quan nhau, vì thế hãy chắc chắn bạn hiểu rõ những gì mình làm trước khi thực hiện.

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

Khóa học CodeIgniter-Bài 09-Sử dụng CodeIgniter Drivers


#hoccodeigniter


Drivers là 01 thể loại đặc biệt của Thư viện có 01 lớp cha và 01 số bất kỳ các lớp con tiềm năng nào. Các lớp con truy cập vào lớp cha, nhưng không thuộc nhánh con nào. Drivers cung cấp 01 cú pháp tao nhã trong controllers của bạn để truy cập các thư viện từ các yêu cầu  đến các lớp rời rạc.

Các drivers đặt ở thư mục system/libraries/ , bên trong các thư mục con có tên trùng với lớp thư viện cha. Và cũng trong thư mục đó là 01 thư mục con có tên là drivers, thư mục này sẽ chứa tất cả các tập tin lớp con.

Để dùng 01 driver bạn sẽ khởi tạo nó bên trong 01 controller bằng phương thức khởi tạo sau:

$this->load->driver('ten_lop');

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

Khóa học CodeIgniter-Bài 08-Tạo thư viện

#hoccodeigniter


Khi chúng ta đụng tới “Thư viện” nghĩa là chúng ta đang đề cập đến các lớp đặt ở thư mục của thư viện và được mô tả trong phần Class Reference của user guide. Trong trường hợp này, tuy nhiên thay vào đó chúng ta sẽ mô tả cách tạo các thư viện bên trong thư mục application/libraries nhằm mục đích tách riêng 02 phần: thư viện do lập trình viên tạo và thư viện toàn cục của framework.

Giá trị cộng thêm ở đây là CodeIgniter cho phép các thư viện của bạn có thể thừa kế các lớp gốc có sẵn nếu bạn đơn giản chỉ muốn thêm vào thư viện tính năng mới nào đó. Hoặc bạn có thể thay thế thư viện gốc chỉ bằng cách đặt các phiên bản cùng tên trong thư mục application/libraries

Túm lại:

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

Khóa học CodeIgniter-Bài 06-Hàm Helper

#hoccodeigniter


Helpers, như cái tên gọi, chúng sẽ giúp bạn làm các tác vụ. Mỗi tập tin helper đơn giản là 01 bộ sưu tập các hàm trong 01 mục chuyên biệt.
Ta có các URL Helpers, dùng hỗ trợ trong việc tạo liên kết,
Ta có  các Form Helpers dùng hỗ trợ trong việc tạo các phần tử biểu mẫu ,
Ta có các Text Helpers dùng thao tác định dạng văn bản thông dụng ,
Ta có các Cookie Helpers dùng thiết lập và đọc các cookies,
Ta có các File Helpers dùng xử lý tập tin và …

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2018

Khóa học CodeIgniter-Bài 04-Views

#hoccodeigniter

01 view đơn giản là 01 trang web, hoặc 01 phần trong 01 trang như phần header, footer, sidebar,... Nói nào ngay, các views có thể được nhúng vào bên trong các views khác nếu bạn cần dạng hệ thống phân cấp.

Các Views không bao giờ được gọi trực tiếp, chúng phải được tải bởi 01 controller. Hãy nhớ rằng trong 01 framework MVC, Controller đóng vai cảnh sát giao thông , vì thế nó có nhiệm vụ nạp vào 01 view thích hợp. Bạn cần đọc: bài 02-Controllers trước khi đọc tiếp bài này.
Ta sử dụng lại controller Blog đã tạo trong bài 02-controller và bây giờ ta thêm vào view cho nó.

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018

Khóa học CodeIgniter-Bài 03-Tên riêng có sẵn

#hoccodeigniter
XEM MỤC LỤC CÁC BÀI VIẾT CODE IGNITER
Để hỗ trợ chúng ta, CodeIgniter có sẵn 01 loạt các hàm, phương thức, lớp và tên biến trong các hoạt động của nó. Vì lẽ đó, lập trình viên không được dùng các tên này. Sau đây là danh sách các tên riêng đã có sẵn trong Code Igniter.
Tên Controller

Bởi vì các lớp controller của bạn sẽ thừa kế controller chính của chương trình nên bạn phải cẩn thận tránh đặt tên các phương thức trùng với tên đã có của lớp controller cha bằng không chúng sẽ chạy đè (override) . Sau đây là các tên controller cần tránh đặt trùng:
  • CI_Controller
  • Default
  • index

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

Khóa học CodeIgniter-Bài 02-Controllers

#hoccodeigniter


Controllers là “trái tim” trong ứng dụng web của bạn, vì chúng quyết định cách xử lý các yêu cầu HTTP.
Nội dung bài viết:
  • Controller là gì?
  • Thử tạo controller: Xin chào!
  • Các phương thức
  • Phân đoạn URI truyền tham số vào phương thức
  • Sửa Controller mặc định
  • Gọi phương thức Remap
  • Xuất dữ liệu
  • Phương thức ẩn
  • Sắp xếp các Controllers vào thư mục con
  • Khởi tạo lớp
  • Tên các phương thức tạo sẵn

Ghi chú: nếu các bạn chạy ứng dụng web cài đặt trên localhost-> thay thế tất cả đường dẫn example.com -> http://localhost/thư_mục_CI


01 Controller đơn giản là 01 tập tin chứa lớp có tên trùng với 01 URI.

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2018

Khóa học Microsoft Word-Bài 09: Sử dụng Mail Merge

#vitinhvanphong
#hocwinword

XEM MỤC LỤC CÁC BÀI VIẾT MICROSOFT WORD


Mail Merge là tính năng trộn thư trong WinWord-> ta dùng khi cần gửi một bức thư có nội dung giống nhau cho nhiều người, các phần khác nhau nằm tại 01 vị trí cố định (ví dụ: thư mời họp, thư mời đám cưới,…)

Trước khi thực hành tính năng này các bạn kiểm tra Microsoft Outlook có OK không nhé.

03 bước chính cần phải có khi làm Mail Merge:

1.       Tạo danh sách ->nhất định phải có thông tin email (vì không có địa chỉ email thì không thể gửi thư được)

2.       Chèn Merge Field trong thư.

3.       Gửi thư theo danh sách.

Ghi chú: vì WinWord nằm trong bộ Microsoft Office nên hiển nhiên tính năng Mail Merge sẽ được gửi đi bằng Microsoft Outlook.

Ví dụ: gửi thư báo lương cho 05 nhân viên hàng tháng.

Bước 01: mở Excel nhập danh sách 05 nhân viên và lưu lại với tên danhsach.xlsx

Họ
Tên
Lương
Email
Phòng ban
Nguyễn
Hùng
5.000.000
Nhân sự
Trần Văn
Lâm
5.500.000
Công nhân
Hoàng
Vân
6.000.000
Lễ tân
Phan Kim
Khánh
2.000.000
Phó giám đốc
Tiến sĩ
M
9.000.000
Giám đốc


Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2018

Khóa học Microsoft Word-Bài 07: Định dạng cột, chèn TAB

#vitinhvanphong
#hocwinword

XEM MỤC LỤC CÁC BÀI VIẾT MICROSOFT WORD

1.    Định dạng cột

Các bạn gõ vào đoạn văn sau:
HẠ VỀ


Đêm đó, như bao đêm mùa hạ hững hờ, Lan Ngọc đang say giấc nồng trong căn hộ cao cấp chỉ mình nàng. “Cộc cộc cộc!!!”. Âm thanh khô khốc vang lên từ cánh cửa gỗ sồi màu nâu sậm phá bĩnh bầu không khí tĩnh mịch của buổi đêm hè yên ả.
Bất chợt một cảm giác lành lạnh mơn man chạy dọc theo sống lưng nàng rồi dừng lại nơi chiếc eo mềm thon gọn. Ký ức trong Lan Ngọc bỗng chốc ùa về tràn ngập tâm trí cô gái đang tuổi đôi mươi trăng tròn. Những ký ức đẹp về chàng nhà văn nơi vùng quê biển nắng gió ấy như vừa mới hôm qua tươi rói.


Tác giả: #drM
Các bạn quét khối từ “Đêm đó, như bao đêm..” đến “…hôm qua tươi rói.”
Sau đó ta vào TAB PAGE LAYOUT -> chọn nút Columns -> Chọn More Columns…

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2018

Khóa học Microsoft Word-Bài 08: In ấn, chèn HEADER-FOOTER

#vitinhvanphong
#hocwinword

XEM MỤC LỤC CÁC BÀI VIẾT MICROSOFT WORD

I - HEADER vs FOOTER


HEADER là phần gần lề trên của tờ giấy in nhất.

FOOTER là phần gần lề dưới của tờ giấy in nhất.

Cả Header-Footer sẽ bị mờ đi khi hiển thị trong WinWord

Header-Footer dùng để in những nội dung lặp đi lặp lại trong nhiều trang như: tên cuốn sách,tên tác giả, số trang,…

Để chèn Header, Footer hay số trang ta vào TAB INSERT->bấm chọn Header, Footer hay Page Number.

*Các dạng Header-Footer:
·         Blank -> không có định dạng sẵn, không chia cột

·         Blank (Three Columns) -> không định dạng sẵn, chia 03 cột

·         Austin-> định dạng sẵn, không chia cột

·         Banded-> định dảng dải màu nền( có thể đổi màu nền được)

·         Facet ->định dạng góc trang trí (có thể tùy chỉnh nằm trên hay nằm dưới Text)

Khi chèn Footer xong, WinWord sẽ hiện lên TAB DESIGN ở cuối.

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018

Khóa học Microsoft Word-Bài 04 - Định dạng danh sách

#vitinhvanphong
#hocwinword

Trong
tab HOME – mục Paragraph lần lượt ta khảo sát các mục sau:

1.    Bullet:



Tạo nút danh sách dạng không có thứ tự ( hình ảnh, biểu tượng)

Các bạn bấm vào dấu mũi tên bên cạnh nút Bullet để xố ra danh sách như trên hình vẽ.

None: không chọn gì cả.

Ngoài các nút mặc định của Microsoft Word ta các thể tạo nút bullet mới bằng cách chọn mục:

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2018

Khóa học Microsoft Word-Bài 03: Các thao tác định dạng cơ bản 01 đoạn văn

#vitinhvanphong
#hocwinword


Bài này chúng ta chỉ xem xét các mục trong TAB HOME.

1.       Thẻ Clipboard

Quét khối đoạn văn bản muốn thao tác (lúc này nút Copy và Cut sẽ sáng lên).

·         Copy: sao chép đoạn văn bản hoặc đối tượng vào bộ nhớ tạm, văn bản gốc vẫn còn.

·         Cut: sao chép đoạn văn bản hoặc đối tượng  vào bộ nhớ tạm, văn bản gốc không còn.

·         Format Painter: sao chép định dạng đoạn văn bản vào bộ nhớ tạm. Sau đó quét khối chọn đoạn văn bản muốn định dạng.

·         Paste: dán đoạn văn bản trong bộ nhớ tạm ra.

Ngoài ra nếu chỉ muốn dán chữ của đoạn văn bản mà không cần định dạng ta có thể chọn Paste-Keep Text Only.

2.       Thẻ FONT

Quét khối chọn vùng muốn định dạng

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2018

Khóa học Microsoft Word-Bài 02: Menu FILE và cách sử dụng phím tắt

#vitinhvanphong
#hocwinword

1.    Giới thiệu thanh công cụ trong Microsoft Word




Nhóm 01 là thanh công cụ menu chứa hầu như toàn bộ các lệnh của chương trình.

Ngay dưới lần lượt là các nhóm:

a.       Clipboard: các lệnh liên quan đến bộ nhớ tạm( copy, cắt, dán, copy định dạng).

b.      Font: các lệnh liên quan đến định dạng chữ.

c.       Paragraph: các lệnh xử lý đoạn văn bản.

d.      Styles: các lệnh định dạng phong cách chữ, tiêu đề.

e.      Editing: tìm kiếm chữ, thay thế chữ, chọn văn bản và đối tượng.

Ở góc trái trên cùng, các bạn rê chuột lên các nút lần lượt sẽ thấy hiện ra chữ giải thích:

a.       Save: lưu các thay đổi.

b.      Undo: quay lại hành động trước đó.

c.       Repeat: lặp lại hành động trước đó.

Ở góc phải trên cùng là nhóm phím liên quan đến cửa số. Tương tự, các bạn rê chuột lên các nút để thấy các dòng chữ giải thích:

a.       Help: hiện ra mục giúp đỡ (phím tắt là F1)

b.      Ribbon Display Option: tuỳ chọn tắt mở các thanh công cụ.

c.       Minimize, Restore Down, Close: nhóm lệnh cửa sổ.

Trong các bài sau chúng ta sẽ học chi tiết về các nhóm công cụ này.

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

Khóa học Microsoft Word-Bài 01: Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng bàn phím,bộ gõ Tiếng Việt

#vitinhvanphong
#hocwinword

Mến chào tất cả các bạn đọc giả Lophocvitinh.com.

Microsoft Word, còn được biết đến với tên khác là Winword, là một chương trình soạn thảo văn bản khá phổ biển hiện nay của công ty phần mềm nổi tiếng Microsoft. Nó cho phép người dùng làm việc với văn bản thô (text), các hiệu ứng như phông chữmàu sắc, cùng với hình ảnh đồ họa (graphics) và nhiều hiệu ứng đa phương tiện (multimedia) khác như âm thanhvideo khiến cho việc soạn thảo văn bản được thuận tiện hơn. Ngoài ra cũng có các công cụ như kiểm tra chính tảngữ pháp của nhiều ngôn ngữ khác nhau để hỗ trợ người sử dụng.

Các phiên bản của Word thường lưu tên tập tin với đuôi là .doc, hay .docx đối với các phiên bản từ Word 2007 trở đi. Hầu hết các phiên bản của Word đều có thể mở được các tập tin văn bản thô (.txt) và cũng có thể làm việc với các định dạng khác, chẳng hạn như xử lý siêu văn bản (.html), thiết kế trang web.

Phiên bản Microsoft Word đầu tiên ra đời vào 11-1983, chạy trên hệ điều hành DOS.

Chi tiết lịch sử phát triển của phần mềm Microsoft Word các bạn xem tại đây.

Ngoài Microsoft Word còn có các chương trình soạn thảo văn bản thuộc loại phần mềm tự do nguồn mở thường gặp bao gồm: Writer (trong bộ OpenOffice), KWord (trong môi trường KDE) và AbiWord (trong môi trường GNOME).

Để gõ được Tiếng Việt có dấu hoàn chỉnh, dễ dàng trong hệ điều hành Windows người ta thường cài thêm phần mềm hỗ trợ gõ Tiếng Việt.


1.       Unikey

2.       Vietkey

3.       Gõ Tiếng Việt

4.       GoTiengVietFx

5.       FVIK

6.       TocKyVNKey

7.       VTKey

Phần hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm gõ Tiếng Việt các bạn xem thêm tại đây.

Sau đây tôi xin giới thiệu 01 bàn phím thông dụng dành cho máy PC:

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018

CI - Bài 03 - Tạo mẩu tin mới

#codeigniter

XEM MỤC LỤC CÁC BÀI VIẾT VỀ CODEIGNITER


Đến đây bạn đã biết cách đọc dữ liệu từ 01 cơ sở dữ liệu dùng framework CodeIgniter, nhưng bạn vẫn chưa học cách ghi thông tin vào cơ sở dữ liệu. Trong bài này, chúng ta sẽ mở rộng controller news và model đã tạo trong bài trước để bổ sung thêm tính năng này.

Tạo 01 biểu mẫu

Để nhập dữ liệu vào cơ sở dữ liệu bạn cần tạo 01 biểu mẫu để điền thông tin sẽ được lưu trữ.

Trong ví dụ này, ta sẽ tạo 01 biểu mẫu có 02 trường, 01 để nhập tiêu đề và 01 để nhập văn bản.

Chúng ta sẽ trích slug từ phần tiêu đề trong model.

Ta tạo 01 view mới tại application/views/news/create.php

<h2><?php echo $title; ?></h2>



<?php echo validation_errors(); ?>



<?php echo form_open('news/create'); ?>



    <label for="title">Title</label>

    <input type="input" name="title" /><br />



    <label for="text">Text</label>

    <textarea name="text"></textarea><br />



    <input type="submit" name="submit" value="Create news item" />



</form>

Có 02 hàm mới xuất hiện ở đây: hàm form_open() và hàm validation_errors()
Facebook Youtube RSS