NTM Solutions

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018

Khóa học CSS - Bài 04 - Định dạng đường viền

Quay về mục lục TỰ HỌC CSS

Thuộc tính border của CSS cho phép ta định dạng các thuộc tính đường viền của đối tượng HTML như:
  • Style – Kiểu
  • Width – Bề rộng
  • Color – Màu sắc

1. Kiểu

Đường viền trong CSS có các kiểu sau:

dotted – viền chấm

dashed – viền đứt nét

solid – viền liền nét

double – viền đôi

groove – viền nổi 3d

ridge – viền nổi 3d (ngược sáng với groove)

inset – viền tô đậm bên trong

outset – viền tô đậm bên ngoài

none – không có viền

hidden – viền bị ẩn đi

Ví dụ:

p.dotted {border-style: dotted;}
p.dashed
{border-style: dashed;}
p.solid
{border-style: solid;}
p.double
{border-style: double;}
p.groove
{border-style: groove;}
p.ridge
{border-style: ridge;}
p.inset
{border-style: inset;}
p.outset
{border-style: outset;}
p.none
{border-style: none;}
p.hidden
{border-style: hidden;}
p.mix
{border-style: dotted dashed solid double;}

và mã HTML trong phần body như sau:

<p class="dotted">Kiểu đường viền dotted</p>
<p class="dashed">Kiểu đường viền dashed</p>
<p class="solid">Kiểu đường viền solid</p>
<p class="double">Kiểu đường viền double</p>
<p class="groove">Kiểu đường viền groove</p>
<p class="ridge">Kiểu đường viền ridge</p>
<p class="inset">Kiểu đường viền inset</p>
<p class="outset">Kiểu đường viền outset</p>
<p class="none">Không có đường viền</p>
<p class="hidden">Kiểu đường viền hidden</p>
<p class="mix">Kiểu đường viền phối hợp</p>

Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2018

Khóa học CSS - Bài 03 - Định dạng Background

Các thuộc tính background trong CSS gồm:

·         background-color
·         background-image
·         background-repeat
·         background-attachment
·         background-position

1. background-color

Thiết lập màu nền của phần tử HTML.

Ví dụ:

h1 {
    background-color
: green;
}

div
{
    background-color
: lightblue;
}

p
{
    background-color
: yellow;
}

2. background-image

Xác định 01 tấm hình sẽ làm nền của đối tượng.

Mặc định tấm hình sẽ được lặp lại cho đến khi nào lấp đầy toàn bộ đối tượng (cả chiều ngang và dọc)

Ví dụ:

Ở đây ta sẽ chọn 01 tấm hình nhỏ để thấy tấm hình được lặp lại lấp đầy nền trang web.

body {
    background-image
: url("hinh/linh.jpg");
}

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

Khóa học CSS - Bài 02 - Màu sắc

Quay về MỤC LỤC HỌC CSS

Màu sắc trong CSS được mô tả bằng tên, các hệ màu RGB, HEX, HSL, RGBA, HSLA.

1. Tên màu

Trong HTML cũng như CSS ,màu sắc có thể mô tả qua tên như:

Tomato, orange,DodgerBlue, MediumSeaGreen, Gray, SlateBlue, Violet, LightGray,…

Không phân biệt chữ HOA - thường.

Ví dụ:

<h1 style="background-color:DodgerBlue;">Xin chào</h1>

2. Màu nền

CSS có thể thiết lập màu nền cho phần tử HTML

<p style="background-color:Tomato;">Lớp học vi tính .COM</p>

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

Khóa học CSS – Bài 01 – Giới thiệu và cài đặt

Quay về MỤC LỤC HỌC CSS

1. CSS – Cascading Style Sheets

Dùng để định kiểu, layout, cách thức hiển thị trên nhiều thiết bị khác nhau của trang web.

Ra đời nhằm mục đích xóa bỏ việc định kiểu trên trang HTML, nhờ đó quản lý tập trung hơn.

2. Các cách chèn CSS vào trang web

Có 03 cách:

a.       File bên ngoài

<head>
<link rel="stylesheet" type="text/css" href="mystyle.css">
</head>
       
        Nội dung file “mystyle.css
body {  background-color: lightblue;}

h1
{color: navy;margin-left: 20px;}

b.      Bên trong file HTML

<head>
<style>
body
{
    background-color
: linen;
}

h1
{
    color
: maroon;
    margin-left
: 40px;
}
</style>
</head>

c.       Ngay trong thẻ HTML

<h1 style="color:blue;margin-left:30px;">Lớp học vi tính .COM</h1>

Chúng ta nên hạn chế dùng cách này, vì mỗi lần chỉnh sửa phải tìm đúng thẻ HTML trong trang web => Điều này làm mất đi tính tiện dụng của CSS.

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018

Diode là gì? Phân loại diode


Chào các bạn, trong bài viế t trước mình đã giới thiệu cho các bạn về chất bán dẫn là một nguyên liệu để sản xuất ra các loại linh kiện bán dẫn như Diode, Transistor, IC mà ta đã thấy trong các thiết bị điện tửngày nay. Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu cho các bạn linh kiện Diode bán dẫn.

Diode là gì?


Diode là một linh kiện điện tử chuyên dụng với hai điện cực gọi là cực dương và cực âm. Hầu hết các diode được chế tạo với các vật liệu bán dẫn như silicon, germanium, hoặc selen. Diode có thể được sử dụng làm chỉnh lưu, bộ hạn chế tín hiệu, điều chỉnh điện áp, công tắc, bộ điều biến tín hiệu, bộ trộn tín hiệu, bộ giải điều chế tín hiệu và bộ dao động. Đặc tính cơ bản của một diode là nó có xu hướng điều khiển dòng điện chỉ theo một hướng.



Cấu tạo và ký hiệu diode trong mạch điện
Cấu tạo và ký hiệu diode trong mạch điện

Tụ điện là gì? Cấu tạo, mạch điện ứng dụng, phương pháp đo tụ điện

       Tụ điện là một linh kiện điện tử thụ động rất phổ biến, được cấu tạo bới hai bản cực đặt song song, có tính chất cách điện 1 chiều nhưng cho dòng điện xoay chiều đi qua nhờ nguyên lý phóng nạp.

      Cấu tạo của tụ điện

bên trong tụ điện là 2 bản cực kim loại được đặt cách điện với nhau, môi trường giữa 2 bản tụ này được gọi là điện môi (môi trường không dẫn điện). Điện môi có thể là: không khí, giấy, mica, dầu nhờn, nhựa, cao su, gốm, thuỷ tinh... Tùy theo lớp cách điện ở giữa hai bản cực là gì thì tụ có tên gọi tương ứng.

       Đặc tính cơ bản:

       Tụ điện có khả năng tích trữ năng lượng dưới dạng năng lượng điện trường bằng cách lưu trữ các electron, nó cũng có thể phóng ra các điện tích này để tạo thanh dòng điện.
Đây chính là tính chất phóng nạp của tụ, nhờ có tính chất này mà tụ có khả năng dẫn điện xoay chiều.

      Ký hiệu: Tụ điện có ký hiệu là C

Ký hiệu của tụ điện trong mạch điện
Ký hiệu của tụ điện trong mạch điện

Điện trở là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại, cách đọc trị số điện trở


      Linh kiện điện tử là các phần tử rời rạc cơ bản có những tính năng xác định được dùng cho ghép nối thành mạch điện hay thiết bị điện tử. Để tạo nên một mạch điện hay thiết bị điện tử  chúng ta phải sử dụng rất nhiều các linh kiện điện tử, từ những linh kiện đơn giản như điện trở, tụ điện, cuộn dây… đến các linh kiện không thể thiếu được như đi ốt, tranzito,… và các linh kiện điện tử tổ hợp phức tạp.

      Phân loại linh kiện điện tử có thể có nhiều tiêu chí khác nhau. Song với ý nghĩa phục vụ cho phân tích mạch và khả năng mô hình hoá thành mạch tương đương để tính toán được các tham số mà mạch điện thiết kế ra có thể đạt được, thì sự phân loại theo tác động tới tín hiệu điện được quan niệm là hợp lý nhất.

            - Linh kiện chủ động là loại tác động phi tuyến lên nguồn nuôi AC/DC để cho ra nguồn tín hiệu mới, trong mạch tương đương thì biểu diễn bằng một máy phát tín hiệu, như diodetransistor.
            - Linh kiện bị động không cấp nguồn vào mạch, nói chung có quan hệ tuyến tính với điện áp, dòng, tần số, như điện trởtụ điệncuộn cảmbiến áp.
            - Linh kiện điện cơ tác động điện liên kết với cơ học, như thạch anh, rơlecông tắc,..
      Bây giờ, chúng ta sẽ tìm hiểu về linh kiện thụ động đầu tiền, đó chính là điện trở.

1.    Điện trở
1.1 Khái niệm
     Điện trở là gì ?
      Hiểu một cách đơn giản - Điện trở là sự cản trở dòng điện của một vật dẫn điện, nếu một vật dẫn điện tốt thì điện trở nhỏ, vật dẫn điện kém thì điện trở lớn, vật cách điện thì điện trở là vô cùng lớn.

1.2 Các thông số của điện trở 

Điện trở của dây dẫn :

     Giá trị điện trở đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện của điện trở. Yêu cầu cơ bản đối với giá trị điện trở đó là ít thay đổi theo nhiệt độ, độ ẩm và thời gian,... Điện trở dẫn điện càng tốt thì giá trị của nó càng nhỏ và ngược lại.

     Giá trị điện trở được tính theo đơn vị Ohm (Ω), kΩ, MΩ, hoặc GΩ.
Facebook Youtube RSS