NTM Solutions

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2020

KHÓA HỌC NODEJS-BÀI 04-MODULE HỆ THỐNG TẬP TIN


Xem Mục lục Lâp trình NodeJS

01-NODEJS giống như 01 máy chủ WEB

Module hệ thống tập tin của NODEJS cho phép bạn làm việc với hệ thống tập tin trên máy chủ.

Để đính kèm module File System, ta dùng phương thức require()

var fs = require('fs');

Cách sử dụng thông thường của module File System

·         Đọc
·         Tạo mới
·         Cập nhật
·         Xóa
·         Đổi tên


02-Đọc

Phương thức fs.readFile() thường được dùng để đọc tập tin trên máy chủ.

Giả sử chúng ta có tập tin HTML tên là demofile1.html (nằm cùng vị trí với tập tin NODEJS) như sau :

<html>
<body>
<h1>My Header</h1>
<p>My paragraph.</p>
</body>
</html>

Tạo tập tin NODEJS để đọc tập tin HTML trên và trả về nội dung cho người dùng:

var http = require('http');
var fs = require('fs');
http.createServer(
function (req, res) {
  fs.readFile(
'demofile1.html'function(err, data) {
    res.writeHead(200, {'Content-Type''text/html'});
    res.write(data);
    res.end();
  });
}).listen(
8080);

Lưu đoạn mã trên với tên “demo_readfile.js” và khởi chạy nó:

D:/NODE/node demo_readfile.js

Nếu làm đúng, ta sẽ thấy kết quả hiện ra trên trình duyệt: http://localhost:8080

03-Tạo mới

Module File System dùng các phương thức sau dùng để tạo mới tập tin:

·         fs.appendFile()
·         fs.open()
·         fs.writeFile()

Phương thức fs.appendFile() nối nội dung vào cuối tập tin. Nếu tập tin không tồn tại sẽ được tạo mới.

var fs = require('fs');

fs.appendFile(
'mynewfile1.txt''Hello content!'function (err) {
  
if (err) throw err;
  console.log(
'Saved!');
});

Phương thức fs.open() gắn 01 cái cờ ở tham số thứ 2, nếu cờ là “w” -> “writing”, tập tin được mở để ghi. Nếu tập tin chưa tồn tại, 01 tập tin rỗng sẽ được tạo mới.

var fs = require('fs');

fs.open(
'mynewfile2.txt''w'function (err, file) {
  
if (err) throw err;
  console.log(
'Saved!');
});

Phương thức fs.writeFile() thay thế tập tin và nội dung nếu nó tồn tại. Nếu tập tin chưa tồn tại, 01 tập tin mới với nội dung định sẵn sẽ được tạo ra.

var fs = require('fs');

fs.writeFile(
'mynewfile3.txt''Hello content!'function (err) {
  
if (err) throw err;
  console.log(
'Saved!');
});

04-Cập nhật

Module File System dùng các phương thức sau để cập nhật tập tin:

·        Fs.appendFile()
·   Fs.writeFile()

Phương thức fs.appendFile() chèn thêm nội dung vào cuối tập tin.

Ví dụ: thêm chuỗi “This is my text.” vào cuối tập tin “mynewfile1.txt

var fs = require('fs');

fs.appendFile(
'mynewfile1.txt'' This is my text.'function (err) {
  
if (err) throw err;
  console.log(
'Updated!');
});

Phương thức fs.writeFile() thay thế nội dung tập tin chỉ định.

Ví dụ: thay thế nội dung tập tin “mynewfile3.txt

var fs = require('fs');

fs.writeFile(
'mynewfile3.txt''This is my text'function (err) {
  
if (err) throw err;
  console.log(
'Replaced!');
});

05-Xóa

Để xóa 01 tập tin với module File System, dùng phương thức fs.unlink()

Phương thức fs.unlink() xóa tập tin chỉ định:

Ví dụ: xóa tập tin “mynewfile2.txt”
var fs = require('fs');

fs.unlink(
'mynewfile2.txt'function (err) {
  
if (err) throw err;
  console.log(
'File deleted!');
});

06-Sửa tên

Để sửa tên tập tin trong module File System, sử dụng phương thức fs.rename()

Phương thức fs.rename() sửa tên tập tin chỉ định.

Ví dụ: sửa tên tập tin “taptin1.txt” thành “taptin.txt”
var fs = require('fs');

fs.rename(
'taptin1.txt''taptin.txt'function (err) {
  
if (err) throw err;
  console.log(
'File Renamed!');
});

07-Đăng lên

Bạn cũng có thể dùng NODEJS để đăng tập tin lên máy chủ.

Xem thêm BÀI 08-UPLOAD TẬP TIN

Nếu vẫn chưa rõ các bạn xem thêm video clip sau:


Các bạn hãy bấm nút LIKE  SHARE để mình có động lực viết thêm nhiều nhiều bài viết nữa.
By #drM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Facebook Youtube RSS