NTM Solutions

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2019

Các lệnh NETWORK trong Window

Làm các bài dạng trắc nghiệm (có chấm điểm - mục Quản Trị Mạng) tại đây: 

[ Ngân Hàng Câu Hỏi Trắc Nghiệm ]


1. Lệnh PING

Cú pháp:ping ip/host [/t][/a][/l][/n]

– ip: địa chỉ IP của máy cần kiểm tra; host là tên của máy tính cần kiểm tra/tên trang web.
– Tham số /t: Sử dụng tham số này để máy tính liên tục "ping" đến máy tính đích, cho đến khi bạn bấm Ctrl + C
– Tham số /a: Nhận địa chỉ IP từ tên host
– Tham số /l : Xác định độ rộng của gói tin gửi đi kiểm tra. Một số hacker sử dụng tham số này để tấn công từ chối dịch vụ một máy tính (Ping of Death – một loại DoS), nhưng tôi nghĩ là hacker có công cụ riêng để ping một gói tin lớn như thế này, và phải có nhiều máy tính cùng ping một lượt.
– Tham số /n : Xác định số gói tin sẽ gửi đi. Ví dụ: ping 174.178.0.1/n 5

Công dụng :
+ Lệnh này được sử dụng để kiểm tra xem một máy tính có kết nối với mạng không. Lệnh Ping sẽ gửi các gói tin từ máy tính bạn đang ngồi tới máy tính đích. Thông qua giá trị mà máy tính đích trả về đối với từng gói tin, bạn có thể xác định được tình trạng của đường truyền (chẳng hạn: gửi 4 gói tin nhưng chỉ nhận được 1 gói tin, chứng tỏ đường truyền rất chậm (xấu)). Hoặc cũng có thể xác định máy tính đó có kết nối hay không (Nếu không kết nối,kết quả là Unknow host)…


2. Lệnh TRACERT

Cú pháp :tracert ip/host

Công dụng :
+ Lệnh này sẽ cho phép bạn "nhìn thấy" đường đi của các gói tin từ máy tính của bạn đến máy tính đích, xem gói tin của bạn vòng qua các server nào, các router nào… Quá hay nếu bạn muốn thăm dò một server nào đó (đặc biệt là mail server).

3. Lệnh ARP

Cú pháp: arp
Công dụng: dùng để dịch IP sang MAC bằng cách lưu và chỉnh sửa các entries trong 01 table.
Tham số:
-a Xem arpcache
-s Thêm vào 01 entry
Để xóa arpcache ta dùng lệnh: netsh interface ip delete arpcache


4. Lệnh IPCONFIG

Dùng để xem cấu hình mạng.

Cú pháp:ipconfig


Các tham số thường dùng:

/all  xem tất cả thông tin các network adapter
/release       xóa bỏ tất cả thông tin network adapter
/renew         làm mới tất cả network adapter
/flushdns     Xóa DNS Resolver Cache


5.       Lệnh NSLOOKUP

Công dụng: dùng để kiểm tra cấu hình DNS Server.
Cú pháp: NSLOOKUP Enter
Gõ ? để xem các tham số của lệnh này (gõ NSLOOKUP /? không ra nha các bạn)


Có 02 trường hợp:
  • Dò bên trong domain nội bộ mạng LAN (mạng domain)
  • Dò bên ngoài mạng LAN hoặc máy bạn thuộc mạng WORKGROUP
Trường hợp đầu bạn cứ thế gõ tên miền mà mình muốn tìm thông tin, mặc định tool này sẽ dò nội bộ bên trong domain của bạn.

Trường hợp sau có 02 cách: 01 là bạn vào phần Network Connection sửa phần cấu hình DNS lại hoặc có thể dùng lệnh sau trong dấu nháy của tool: server dia_chi_DNS_server

Ví dụ: server 8.8.8.8

Thường tool này mình hay dùng để xem bản ghi A (mặc định) ,NS(name server) và MX (mail exchanger)

Ví dụ:
set q= MX (tương đương lệnh set type)
tên_miền

Nó sẽ liệt kê ra cho các bạn địa chỉ mail server của tên miền đó( thường sẽ có dạng mail.tên_miền)


Ở đây thông số MX preference là độ ưu tiên(priority) càng nhỏ độ ưu tiên càng cao.Như vậy trong trường hợp này tên mail có MX preferrence =1 sẽ được ưu tiên gửi trước.
Hai trường hợp NS và A các bạn thử gõ xem nó sẽ hiện ra thông tin gì nhé.

6. Lệnh NETSH

Hiện thông tin và chỉnh sửa cấu hình mạng. Các bạn xem thêm tại đây


7. Lệnh NETSTAT

Cú pháp:
Netstat [/a][/e][/n]
 
– Tham số /a: Hiển thị tất cả các kết nối ( ESTABLISHED ) và các cổng đang lắng nghe (LISTENING)
– Tham số /e: hiển thị các thông tin thống kê Ethernet
– Tham số /n: Hiển thị các địa chỉ và các số cổng kết nối…
Ngoải ra còn một vài tham số khác, hãy gõ Netstat/? để biết thêm

Công dụng :

+ Lệnh Netstat cho phép ta liệt kê tất cả các kết nối ra và vào máy tính của chúng ta.


8. Lệnh NET USE 

Công dụng: ánh xạ ổ đĩa
 
Cú pháp: 
Net use ổ_đĩa_ảo: đường_dẫn_thư_mục_share

Thư mục được ánh xạ vào có thể nằm trên chính máy gõ lệnh hoặc nằm trên máy khác và quan trọng là phải được share.
Nếu chưa share thì sau khi gõ lệnh → ổ đĩa có dấu gạch chéo.


9. Lệnh NET USER

Cú pháp:
Net User [username pass] [/add]
 
– Username : tên user cần add
– pass : password của user cần add
Khi đã thêm được user vào rồi thì ta tiến hành add user này vào nhóm administrator.

Code:
Net Localgroup Adminstrator [username] [/add]

Công dụng:quản lý tài khoản user
+ Nếu ta chỉ đánh lệnh Net User thì sẽ hiển thị các user có trong máy tính.
+ Nếu ta đánh lệnh Net User [username pass] [/add] thì máy tính sẽ tiến hành thêm một người dùng vào.

Ví dụ: ta tiến hành add thêm một user có tên là : clbinternet , password là :banvatoi vào với cấu trúc lệnh như sau:

Code:
Net User clbinternet banvatoi /add

Sau đó add user clbinternet vào nhóm adminnistrator
Code:
Net Localgroup Administrator clbinternet /add

10. Lệnh NET VIEW 

Cú pháp:
Net View [\\computer|/Domain[:ten_domain]]

Công dụng:

+ Nếu chỉ đánh net view [enter], nó sẽ hiện ra danh sách các máy tính trong mạng cùng domain quản lý với máy tính bạn đang sử dụng.
+ Nếu đánh net view \\tenmaytinh, sẽ hiển thị các chia sẻ tài nguyên của máy tính tenmaytinh . Sau khi sử dụng lệnh này, các bạn có thể sử dụng lệnh net use để sử dụng các nguồn tài nguyên chia sẻ này.

Nếu các bạn chưa rõ hãy xem thêm video clip sau:

Làm các bài dạng trắc nghiệm (có chấm điểm - mục Quản Trị Mạng) tại đây: 

[ Ngân Hàng Câu Hỏi Trắc Nghiệm ]


Các bạn hãy bấm nút LIKE và SHARE để mình có động lực viết thêm nhiều nhiều bài viết nữa.

By #drM

1 nhận xét:

Facebook Youtube RSS