NTM Solutions

Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2021

KHÓA HỌC JAVASCRIPT- BÀI 06: SỬ DỤNG BIẾN

Mục lục học JavaScript

​1.Khai báo biến

Biến dùng để chứa dữ liệu (giá trị)

Trong ví dụ sau ta dùng từ khóa var để khai báo 03 biến: x, y và z.


Ví dụ:

var x = 1;

var y = 2;

var z = x + y;


Ở đây, x chứa giá trị là 1, y chứa giá trị là 2 và z chứa giá trị là 3.

Qui tắc trong lập trình rất giống với qui tắc trong môn đại số (algebra)


​2.Tên-Định danh biến

+Tất cả các tên biến trong JavaScript phải là duy nhất.

+Tên biến có thể ngắn như là x,y,z hoặc dài như là hoTen, ngheNghiep.

+Một số qui tắc chung trong đặt tên biến:

  1. Chứa kí tự, số, dấu _ , dấu $.

  2. Phải bắt đầu bằng kí tự chữ.

  3. Có thể bắt đầu tên biến là _ hoặc $ nhưng không phổ biến.

  4. Tên biến có phân biệt HOA thường.

  5. Các từ khóa không được dùng làm tên biến.


​3.Phép GÁN

Trong JavaScript, dấu = là 01 phép GÁN chứ không phải là phép SO SÁNH.


Đây là điểm khác với trong Đại Số.


Ví dụ:

x = x + 5


Trong JavaScript, nó sẽ gán giá trị của phép toán x + 5 vào biến x.

Phép so sánh bằng là dấu == trong JavaScript.


​4.Kiểu dữ liệu

+JavaScript có thể lưu cả kiểu chuỗi và kiểu số.


+Kiểu chuỗi được đặt trong cặp nháy đôi "" hoặc nháy đơn ''


+Kiểu số không có dấu nháy.


+Nếu ta lưu 01 số trong cặp dấu nháy (ví dụ: '35') JavaScript sẽ hiểu đó là chuỗi '35'


Ví dụ:

var s = 'Lớp học vi tính';

var tuoi = 35;

var hoTen = "I love u chụt chụt!!!";


​5.Khai báo biến

Để khai báo biến ta dùng từ khóa var


Ví dụ:

var carName;


Sau khi khai báo, biến chưa có giá trị (giá trị của biến lúc này là undefined)


Ta tiến hành gán giá trị cho biến bằng cách dùng dấu =


Ví dụ:

carName = "Ferrari";


Bạn cũng có thể gán giá trị cho biến ngay khi khai báo.


Ví dụ:

var carName = "Ferrari";


Một thói quen tốt trong lập trình là khai báo biến ngay từ đầu.


​6.Một câu lệnh khai báo nhiều biến

Bạn có thể khai báo nhiều biến cùng lúc trong 01 câu lệnh.

Dùng dấu phẩy để ngăn cách các biến.

Ví dụ:

var hoTen = "Tèo", tenXe = "Ferrari", gia = 500;


hoặc có thể khai báo trên nhiều dòng.


var hoTen = "Tèo",

tenXe = "Ferrari",

gia = 500;


​7.Khai báo lại biến

Nếu bạn khai báo lại biến, nó sẽ không bị mất đi giá trị cũ.


Ví dụ:

tenXe = "Ferrari",

var tenXe;


Trong trường hợp này, biến tenXe sẽ vẫn có giá trị là "Ferrari".


8.Phép toán số học

+Giống như trong Đại Số, trong JavaScript bạn có thể tính các phép toán số học như +-*/

Ví dụ:

var x = 5 + 2 + 3;


+Bạn cũng có thể nối các chuỗi bằng phép +

Ví dụ:

var s = "Lớp học" + " " + "vi tính";


+Bạn có thể lấy chuỗi + với các số tự nhiên=> Kết quả sẽ ra 01 chuỗi.

Ví dụ:

var s = "5" + 2 + 3;


kết quả sẽ là chuỗi "523"

Như vầy thì lại ra chuỗi "55" (JavaScript tính kết quả từ trái qua phải)

var s = 2 + 3 + "5";


9.Dấu $

JavaScript xem dấu $ là 01 ký tự nên việc tên biến chứa dấu $ là hợp lệ.

Ví dụ:

var $$$ = "Xin chào JavaScript!!!";

var $ = 2;

var $myMoney = 5;


Dấu $ rất thường được sử dụng trong JavaScript, nhưng các lập trình viên chuyên nghiệp thường dùng đặt tên các hàm quan trọng trong thư viện.


Chẳng hạn như trong thư viện Jquery, để chọn tất cả các thẻ p ta dùng hàm $("p")


10.Dấu _

+Dấu gạch dưới _ cũng được JavaScript xem là 01 ký tự nên tên biến chứa dấu gạch dưới là hợp lệ.


+Sử dụng dấu gạch dưới không phổ biến lắm trong lập trình.


+Các lập trình viên chuyên nghiệp thường dùng dấu gạch dưới đặt tên biến private (riêng tư-ẩn).


Ví dụ:

var _hoTen = "bé chụt chụt";

var _x = 2;

var _100 = 5;


By #drM

Nguồn w3schools

Mục lục học JavaScript

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Facebook Youtube RSS