NTM Solutions

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

Bài 00 - Cài đặt máy chủ web chạy PHP và MySQL bằng WAMP

XEM MỤC LỤC CÁC BÀI VIẾT PHP


-          Các thành phần cần có của máy chủ chạy web code PHP trong ví dụ này:

·         Apache ->máy chủ web

·         MySQL -> Cơ sở dữ liệu

·         PHP -> hỗ trợ PHP tối thiểu 5.0 (2018)

·         phpMyAdmin -> hỗ trợ quản trị MySQL giao diện web

->Ta có thể cài riêng từng gói này

-          Hoặc có thể dùng các gói ALL in ONE (tất cả trong một) như:

o   WAMP (windows) -> http://www.wampserver.com

o   XAMPP (linux,macs và cả windows) -> https://www.apachefriends.org/index.html

o   APSERV(windows) -> https://www.appserv.org/en/download/

-          Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu cho các bạn phần cài đặt WAMP để chạy máy chủ local trong windows.

-          Trước khi cài WAMP các bạn phải cài thư viện Visual C++ Runtime -> tìm kiếm từ khóa:

“download Visual C++ Redistributable Packages for Visual Studio 2013(năm thì tùy)

-          Cài xong WAMP mà báo lỗi thiếu file DLL ->các bạn cài phiên bản thư viện cũ hơn cho tới khi hết lỗi.

-          Cài thành công tất cả các dịch vụ trong WAMP-> logo sẽ có màu XANH

-          Chức năng chính của WAMP:

Khi nhấp chuột trái vào biểu tượng WampServer’s ( ở tray icon), bạn sẽ có thể:

·         Quản lý dịch vụ ApacheMySQL.

·         Bật chế độ online/offline (cho phép mọi người truy cập hoặc chỉ truy cập nội bộ)

·         Cài đặt và chuyển đổi giữa các phiên bản Apache, MySQL PHP.

·         Quản lý các thiết lập máy chủ của bạn.

·         Truy cập các file log (nhật ký).

·         Truy cập các file cấu hình của bạn.

·         Tạo mật danh.

Các tính năng khác các bạn tự vọc nhé!

Nhấp chuột phải :

·         Thay đổi ngôn ngữ trình đơn WampServer.

·         Truy cập vào trang hiện tại.

Kiểm tra cài đặt

  1. Để test Apache ta chạy WAMP với quyền admin -> nếu thấy logo MÀU XANH và không báo lỗi -> mở trình duyệt web gõ: http://localhost sẽ hiện lên trang chủ index.php của WAMP (đặt trong thư mục www)
  2. Để test MySQL ta vào đường dẫn http://localhost/phpmyadmin -> đăng nhập tài khoản root (mặc định mật khẩu là rỗng)


XEM MỤC LỤC CÁC BÀI VIẾT PHP


Nếu vẫn chưa rõ các bạn xem thêm video clip sau:



Tác giả: #drM

Nguồn: Lophocvitinh.COM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Facebook Youtube RSS